video mạng phần cứng
Bìa và lời chú bản Gia phả họ Ngô Đáp Cầu do cụ NGÔ TRỌNG TỐ biên soạn năm 1877

Ngành thứ nhất - Ngành trưởng Chi Giáp

ĐỜI THỨ TÁM 

NGÔ THẾ QUÝ, thụy Phúc Chính, con trai trưởng ông Ngô Thế Dịch và bà Hoàng Thị Hiến. Mất ngày 02-07, thọ 77 tuổi. Mộ táng tãi Bãi Rện. Năm 1965 đã di chuyển lên Nghĩa trang Thanh Sơn, Vũ Ninh. Hợp táng cùng các cụ Tổ.

Bà: Vũ Thị Trai, hiệu Diệu Từ. Mất ngày 01-12, thọ 67 tuổi. Mộ hợp táng tại Đồng Bối cùng Nhị Thế Tổ Chính Trai.

Ông Bà sinh hạ được 6 con trai, 2 gái: Thế Toại, Thế Nguyên, Thế Tựu, Thế Bát, Thế Hưng, Thị Trạn (sinh cụ Cáp bà), Thị Đĩa (chết trẻ)

Đời thứ 9

Ngô Thế Toại, thụy Đoan Trực, sinh năm 1824, là con trai trưởng ông Ngô Thế Quý và bà Vũ Thị Trai.

Thời trẻ Ông hiếu học, thông minh. Ông là học trò cụ Tú Mẫn (Ngô Thế Mẫn). Năm Quý Mão (1843) cụ Tú Mẫn đưa Ông và ông Trọng Tố đi thi hương. Cả hai chú cháu đều nhất cử đăng khoa. Ông Thế Toại đỗ tú tài lúc 19 tuổi. Ông Trọng Tố đỗ cử nhân lúc 20 tuổi. Sau đấy ông đỗ tú tài liền 2 khoa nữa. Ông mất năm 1854, hưởng dương 31 tuổi. Mộ táng tại Đồng Bối phía sau mộ cụ Nhị Thế Tổ Nhu Sinh.

Bà là: .... không có con.

Đời thứ 9

Ngô Thế Nguyên, thụy Thuần Ôn, con trai thứ hai cụ Ngô Thế Quý và bà Vũ Thị Trai.

Bà: Hoàng Thị Ruôn, hiệu Chân Tuyết.

Bà hai: Hạ Thị Chát, hiệu Diệu Ngọt.

Cả hai bà đều không có con nối hậu. Mộ ông táng tại Đồng Bối cùng ông Thế Toại. Mộ hai bà táng tại Mũi Ngói. Năm 1965 đã di chuyển lên Nghĩa trang Thanh Sơn, Vũ Ninh, hợp táng cùng các cụ Tổ.

Đời thứ 9

Ngô Thế Tựu, thụy Trực Ý, là con trai thứ ba cụ Ngô Thế Quý và bà Vũ Thị Trai. Ông mất sớm nên không có con. Mộ ông táng tại Bãi Đường. Năm 1965 đã di chuyển lên Nghĩa trang Thanh Sơn, Vũ Ninh, hợp táng cùng các cụ Tổ.

Đời thứ 9

Ngô Thế Diệu, hiệu Như Viên tiên sinh, con trai thứ tư cụ Ngô Thế Quý và bà Vũ Thị Trai. Ông là người có văn học.

Bà: Nguyễn Thị Thông, hiệu Diệu Bùi. Mộ Ông Bà táng tại Đồng Bối, phía sau cụ Nhị thế tổ Nhu Sinh.

Ông bà sinh được một trai: Thế Tảng.

Đời thứ 10

Ngô Thế Tảng, thụy Trực Đính, con độc nhất ông Ngô Thế Diệu và bà Nguyễn Thị Thông. Ông mất sớm lúc 17 tuổi sau khi bị cảm. Mộ ông hợp táng tại Đồng Bối cùng Bố Mẹ ông.

Đời thứ 9

Ngô Thế Hưng, con trai thứ sáu (con út) ông Ngô Thế Quý và bà Vũ Thị Trai. Ông mất sớm khi chưa có vợ. Mộ hợp táng tại Đồng Bối cùng các ông Thế Toại, Thế Nguyên (*).

Đời thứ 9

Ngô Thế Bát, thụy Phúc Chung, con trai thứ năm ông Ngô Thế Quý và bà Vũ Thị Trai. Mất ngày 14-10.

Bà: Vũ Thị Thưởng, hiệu Thục Hòa, mất ngày 09-6. Sinh 1 gái: Thị Liễu

- Ngô Thị Liễu, chồng là Vũ Tiến Liệp người cùng làng, sinh được 3 trai, 1 gái là: Vũ Tiến Lẫm, Vũ Tiến Hiệu, Vũ Tiến Hạo, Vũ Thị Tân.

Bà hai: Trần Thị Me, hiệu Diệu Lộc, mất ngày 24-7. Sinh 1 trai, 1 gái: Thế Chức, Thị Phẩm.

- Ngô Thị Phẩm, hiệu Thục Đệ, mất ngày 22 tháng Giêng (chết trẻ).

Mộ ông Ngô Thế Bát, bà Vũ Thị Thưởng, bà Trần Thị Me và cô Ngô Thị Phẩm hợp táng tại Đồng Bối cùng cụ Nhị Thế Tổ Chính Trai.

Đời thứ 10

Ngô Thế Chức, thụy Phúc Trực, sinh năm 1882, con trai trưởng ông Ngô Thế Bát và bà kế Trần Thị Me. Ông là cháu độc nhất của cụ Quý. Sinh thời, Ông là thợ nguội, có thời gian mở hiệu cho thuê xe tay. Năm 1940, Ông bị kém mắt. Ông đã đấu tranh kiên quyết với quân Pháp, không cho phá Nhà thờ họ Ngô và gìn giữ được đến ngày nay. Ông mất ngày 12-2 năm Ất Mùi (05-3-1955) thọ 74 tuổi. Mộ táng tại Bãi Đường. Năm 1965 đã di chuyển lên nghĩa trang Thanh Sơn, Vũ Ninh.

Bà: Vũ Thị Thuật, hiệu Thục Kiến, mất ngày 14-2. Bà mất sớm không có con. Mộ hợp táng tại Đồng Bối cùng với cụ Nhị Thế Tổ Chính Trai.

1897-1960

Bà hai: Nguyễn Thị Sóng, sinh năm 1897, con ông Nguyễn Văn Mẫn và bà Hoàng Thị Đáng, quê làng Đông Tiến, Quang Châu, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Bà làm nội trợ, mất ngày 09-4 năm Canh Tý (04-5-1960) sau khi bị cảm tả, thọ 64 tuổi. Mộ táng tại Bãi Đường. Năm 1965 đã di chuyển lên Nghĩa trang Thanh Sơn, Vũ Ninh, hợp táng cùng ông.

Ông Bà sinh được 2 trai, 2 gái: Thị Sâm, Thị Thơm, Thế Khải, Thế Dụng.

-  Ngô Thị Sâm, sinh ngày 23-01-1905 (18-12 năm Giáp Thìn). Là con riêng cụ Trưởng Chức. Bà là công nhân lựa giấy Nhà máy giấy Đáp Cầu. Sau Cách mạng 1945 bà buôn bán nhỏ. Chồng là Nguyễn Văn Lãng con ông Nguyễn Văn Long và bà Tạ Thị Hiền quê ở Hưng Yên. Bà mất năm 1965 tại Hải Phòng. Mộ táng tại nghĩa trang Núi Đèo, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông Bà sinh được 1 gái, 1 trai: Nguyễn Thị Mễ, Nguyễn Đức Mỹ. 

1915-2000

- Ngô Thị Thơm, sinh ngày 17-12-1915 (11-11 năm Ất Mão). Bà buôn bán và làm nội trợ. Bà đã có công cùng ông Trưởng Chức khôn khéo đối phó với quân Pháp để chúng không phá nhà thờ, gìn giữ được đến ngày nay. Năm 1947 sau khi bị Pháp quây bắt về Đáp Cầu, Bà đã bỏ tiền ra để giao cho hai ông Thế Khải, Thế Lực đứng ra trông nom tu bổ lại nhà thờ họ vì trước đó đã tháo dỡ khi chạy tản cư. Chồng là Mai Văn Quế, người cùng làng, con ông Mai Văn Phao và bà Trương Thị Công. Bà mất ngày 26-3 năm Canh Thìn (24-4-2000). Thọ 86 tuổi. Mộ táng tại nghĩa trang Thanh Sơn, Vũ Ninh. Sinh 2 gái, 1 trai: Mai Bích Diệp (1934), Mai Ngọc Căn (1940-2022), Mai Thị Tâm (1945).

 

Đời thứ 11

1920-1970

Ngô Thế Khải, thụy Phúc Hoàn, sinh ngày 13-10-1920 (02-9 năm Canh Thân), con trai trưởng ông Ngô Thế Chức và bà hai Nguyễn Thị Sóng. Ông kế tự làm trưởng họ. Sinh thời, Ông làm thợ xeo giấy Nhà máy giấy Đáp Cầu, sau là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên. Ông mất ngày 04 tháng Giêng năm Canh Tuất (09-2-1970), hưởng dương 51 tuổi. Mộ Ông hợp táng tại nghĩa trang Thanh Sơn cùng cụ Trưởng Chức.

Bà: Vũ Thị Thái, hiệu Diệu Lạc, người cùng làng, con ông Vũ Tiến Quyên. Bà buôn bán nhỏ. Sinh được 1 gái, 2 trai: Thị Vân, Trọng Chấn, Thành Sơn. Mất ngày 02-10 năm Mậu Tý (02-11-1948), hưởng dương 27 tuổi. Năm 1965, đã di táng mộ bà từ Bãi Đường về nghĩa trang Thanh Sơn, Vũ Ninh.

1925-1978

Bà hai: Ngô Thị Trợ, hiệu Diệu Hòa, sinh 1925. Bà chính là người họ Lê quê ở Quý Cao, Hải Dương. Họ Ngô là họ bố nuôi ở làng Lực Canh, Tam Canh, Phúc Yên, nay là xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sinh thời, Bà buôn bán nhỏ, sau là công nhân nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên. Bà mắc bệnh hiểm nghèo mất tại bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng ngày 9-8 năm Mậu Ngọ (10-9-1978), hưởng dương 54 tuổi. Bà không có con. Mộ bà táng tại nghĩa trang Thanh Sơn, Vũ Ninh.

- Ngô Thị Vân, sinh ngày 31-10-1939 (18-9 năm Kỷ Mão). Bà là công nhân nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, công nhân viên quốc phòng Cục Hậu cần Phòng không – Không quân. Sau chuyển ngành làm công nhân dệt Nhà máy 8-3 Hà Nội. Nghỉ hưu năm 1988. Chồng là Bùi Ngọc Giao, quê Thái Bình, sinh được 1 trai: Bùi Quang Vinh.

Đời thứ 12

Ngô Trọng Chấn, sinh ngày 30-8-1943 (30-7 năm Quý Mùi), con trai trưởng ông Ngô Thế Khải và bà Vũ Thị Thái. Ông kế tự làm Trưởng họ. Ông là kỹ sư hóa thực phẩm, cán bộ Sở Công nghiệp Hải Phòng. Sau là Giám đốc Xí nghiệp Bánh kẹo Hải Phòng. Nguyên ủy viên Hội đồng quản trị, nguyên Trưởng ban kiểm soát Tổng công ty Mía Đường I, đã nghỉ hưu. Mất ngày 02 tháng Giêng năm Quý Mão (23-01-2023) tại Hải Phòng, thọ 81 tuổi. Mộ tại Nghĩa trang Thanh Sơn, Vũ Ninh, Bắc Ninh.

Bà: Nguyễn Thị Mùi, sinh năm 1944, con ông Nguyễn Ngọc Mai và bà Nguyễn Thị Chinh, quê tại Hải Phòng. Bà là Trưởng phòng cung tiêu, sau là Phó Giám đốc Công ty Bia Hải Phòng. Nghỉ hưu năm 2001.

Ông bà sinh được 3 gái: Thu Lan, Thu Hương, Thu Hồng.

- Ngô Thu Lan, sinh năm 1966, cử nhân thương mại. Chồng là Ngô Vũ Huy, con ông Ngô Xuân Thu và bà Vũ Thị Tuệ, quê Hải Phòng. Đã ly hôn. Sinh được 3 gái: Ngô Hồng Nhung, Ngô Thùy Linh, Ngô Minh Anh.

- Ngô Thu Hương, sinh năm 1972, cử nhân quản trị kinh doanh, Trưởng phòng tổ chức Công ty tàu thủy Ngô Quyền - Hải Phòng. Chồng là Vũ Văn Cương, con ông Vũ Văn Đồng và bà Phạm Thị Thơ, quê Hải Phòng. Thuyền viên Công ty Vosco. Sinh 1 trai, 1 gái: Vũ Đức Anh (1996), Vũ Trang Anh (2011).

- Ngô Thu Hồng, sinh năm 1979, cử nhân tài chính kế toán, đã làm việc tại Tổng công ty Mía Đường I. Hiện là Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu AMEII. Chồng là Nguyễn Khắc Tiến, cử nhân Công nghệ thông tin, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sáng tạo Truyền thông Đạt Ba. Sinh 1 trai, 1 gái: Nguyễn Tiến Đạt (2007), Nguyễn Thị Hồng Anh (2015).  

Đời thứ 12

Ngô Thành Sơn, sinh ngày 12-9-1948 (08-8 năm Mậu Tý), mất ngày 28-8 năm Kỷ Sửu (19-10-1949). Con trai thứ hai ông Ngô Thế Khải và bà Vũ Thị Thái.

Đời thứ 11

1924-2008

Ngô Thế Dụng, thụy Thanh Trúc, sinh ngày 25-8-1924 (25-7 năm Giáp Tý), con út ông Ngô Thế Chức (Trưởng Chức) và bà Nguyễn Thị Sóng. Ông là thợ nước tẩy Nhà máy giấy Đáp Cầu. Toàn quốc kháng chiến, ông vào bộ đội là nhân viên Phòng Chính trị Trung đoàn Bắc Bắc. Sau là cán bộ Phòng Cung tiêu Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên. Nghỉ hưu năm 1981. Mất ngày 01 tháng Giêng năm Mậu Tý (07-02-2008) tại Thái Nguyên, thọ 85 tuổi. Mộ tại Nghĩa trang Đồng Bối, Đáp Cầu, Bắc Ninh.

Bà: Vũ Thị Luân, sinh năm 1925, người cùng làng, con ông Vũ Đình Thích và bà Ngô Thị Cháu. Bà buôn bán nhỏ, sau là công nhân Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên. Nghỉ hưu năm 1983. Mất ngày 15-2 năm Bính Thân (23-3-2016). Mộ tại Nghĩa trang Đồng Bối, Đáp Cầu, Bắc Ninh. 

Ông bà sinh 5 trai, 5 gái. Hai trai, một gái mất sớm là Ngô Thế Văn (sinh 1943), mất lúc 9 tháng tuổi; Ngô Thế Giáo (sinh 1955), mất lúc 7 tháng tuổi; Ngô Thị Khoa (sinh 1957), mất lúc 3 tuổi. Còn lại 3 trai, 4 gái: Mạnh Thường, Trọng Đạo, Thị Lý, Thị Thu, Thế Nhân, Thị Hạnh, Thị Hà.

- Ngô Thị Lý, sinh ngày 23-3-1950 (6-2 năm Canh Dần). Tốt nghiệp Trường Cơ điện Hoàng Văn Thụ. Là thợ tiện tại C24 Vĩnh Phú, Nhà máy đường Lam Sơn Thanh Hóa, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ Thái Nguyên. Nghỉ hưu năm 1993. Chồng là Mạc Văn Vĩnh, bộ đội, quê Thị Cầu, Bắc Ninh, con ông Mạc Văn Bản và bà Nguyễn Thị Được. Bị bệnh hiểm nghèo, mất ngày 6-2 năm Giáp Tuất (17-3-1994). Mộ táng tại Nghĩa trang Phường Tân Long, Thành phố Thái Nguyên. Sinh 2 gái: Mạc Thị Linh (1976), Mạc Thị Hoa (1978).

- Ngô Thị Thu, sinh ngày 19-1-1959 (11-12 năm Kỷ Hợi), công nhân Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên. Chồng là Đào Văn Long, con ông Đào Văn Chi, quê thôn Bắc Kế, xã Bá Hiến, Huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và bà Trần Thị Tín, quê xã Cao Minh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phú. Sinh 1 trai, 1 gái : Đào Văn Đức (1981), Đào Thị Huyền(1986).

- Ngô Thị Hạnh, sinh ngày 20-3-1962 (15-02 năm Nhâm Dần), công nhân Sở Giao thông Thái Nguyên. Chồng là Hoàng Khải Oanh, người Tày, con ông Hoàng Khải Nhật và bà Lâm Thị Tịch, quê xã Phương Thông, huyện Bạch Thông, Bắc Cạn. Sinh 1 trai, 1 gái : Hoàng Văn Tồn (1988), Hoàng Ngô Minh Phúc (1992).

- Ngô Thị Hà, sinh ngày 23-11-1963 (08-10 năm Quý Mão), nhân viên đội dù Cục Quân huấn-Nhà trường Không Quân, nhân viên đại đội thông tin Trung đoàn 918 Không quân. Nghỉ hưu với hàm Thiếu tá QNCN Lữ đoàn 918. Chồng là Trần Văn Yêm, con ông Trần Đình Thọ và bà Phạm Thị Chả, quê xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Đại tá phi công Lữ đoàn 918, đã nghỉ hưu. Sinh 1 trai, 1 gái : Trần Văn Thuỷ (1987), Trần Thị Sơn (1995).

Đời thứ 12

Ngô Mạnh Thường, sinh ngày 27-7-1945, con trai trưởng ông Ngô Thế Dụng và bà Vũ Thị Luân. Ông trước là thợ nguội Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên. Năm 1967 đi bộ đội,  chiến đấu tại chiến trường miền Nam và sau đó được cử đi học tại Ba Lan, chuyên ngành Thiết kế và xây dựng công trình hàng không. Là Kỹ sư, tốt nghiệp xuất sắc, được bằng đỏ-huy chương vàng. Tại ngũ cho đến năm 2005 về hưu, quân hàm Đại tá.

Bà: Nguyễn Thị Bích, sinh ngày 03-10-1950 (22-8 năm Canh Dần), là trưởng nữ Nhà văn Nguyễn Thế Phương và bà Nguyễn Thị Dần, quê ở Hà Lâm, huyện Hà Trung, Thanh Hoá. Bà là Thạc sỹ-Kỹ sư hoá dầu, học ở Ba Lan. Năm 1975 vào bộ đội và tại ngũ cho năm 2006 về hưu, quân hàm Thượng tá. Sinh 1 gái, 1 trai: Thanh Thanh, Mạnh Cương.

- Ngô Thanh Thanh, sinh ngày 15-11-1975 (13-10 năm Ất Mão), Thạc sỹ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Công tác tại Tổng công ty Hàng Không Việt Nam. Chồng là Nguyễn Duy Hân, sinh năm 1968, con ông Nguyễn Văn Hoan và bà Vũ Thị Hoàng Vóc, quê ở Nghĩa Tân, Huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Cử nhân tài chính - ngân hàng. Nguyên trưởng phòng Tài chính - Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Sinh 2 trai: Nguyễn Minh Khoa (2001), Nguyễn Minh Tân (2003).

Đời thứ 13

Ngô Mạnh Cương, sinh ngày 25-6-1983 (15-5 năm Quý Hợi), Thạc sĩ Điện tử-Viễn thông (tại CHLB Nga), con ông Ngô Mạnh Thường và bà Nguyễn Thị Bích. Công tác tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

Bà: Ngô Lệ Nhi, sinh ngày 01-08-1986 (22-6  năm Bính Dần), Thạc sĩ Quản trị doanh nghiệp, con ông Ngô Quý Nhạc và bà Nguyễn Thị Nhâm, quê ở Vọng Nguyệt, Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Sinh 2 gái, 2 trai: Nguyên Thảo (24-3-2015), Diễm Quỳnh (09-7-2017), Mạnh Quang (24-5-2022), Mạnh Khang (24-5-2022).

Đời thứ 12

1948-2008

Ngô Trọng Đạo (Thế Đạo), sinh ngày 21-5-1948 (13-4 năm Mậu Tý), con trai thứ hai ông Ngô Thế Dụng và bà Vũ Thị Luân. Ông trước là công nhân Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên. Năm 1966 đi bộ đội,  chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Năm 1976 xuất ngũ về lại Nhà máy giấy. Năm 1982 nghỉ chế độ theo Nghị định 176 của Chính phủ. Không vợ con. Mất ngày 22 tháng Chạp năm Đinh Hợi (29-01-2008) tại Thái Nguyên, thọ 60 tuổi. Mộ táng tại nghĩa trang Thanh Sơn, Vũ Ninh.

 


Đời thứ 12

Ngô Thế Nhân, sinh ngày 14-7-1960 (21-5 năm Canh Tý), con trai thứ ba ông Ngô Thế Dụng và bà Vũ Thị Luân. Là công nhân Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên. Năm 1980, nhập ngũ vào C14-D1-E575 Quân khu I, tham gia bảo vệ biên giới Hà Giang. Sau phục viên về lại Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nghỉ chế độ 176. Mất ngày 16-9 (nhuận) năm Giáp Ngọ (08-11-2014) tại Thái Nguyên, hưởng dương 55 tuổi. Mai táng tại nghĩa trang phường Quán Triều, TP. Thái Nguyên.

Bà: Nguyễn Kim Phượng, sinh năm 09-8-1965 (13-7 năm ất Tỵ), con ông Nguyễn Đức Phương, quê xã Phúc Hoà, huyện Phúc Thọ, Hà Tây và bà Lưu Thị Kim Thu, quê phường Quán Triều, Thành phố Thái Nguyên. Là công nhân Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, đã nghỉ hưu. Sinh 1 gái: Hồng Nhung (1987).

- Ngô Hồng Nhung, sinh ngày 16-12-1987 (26-10 năm Đinh Mão), Cử nhân tài chính, làm việc tại Ngân hàng Sacombank Thái Nguyên. Chồng là Chu Văn Dân, sinh năm 1982. Con ông Chu Văn Thực và bà Nguyễn Thị Bình, quê tại Nam Định. Đi khai hoang tại Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên. Sinh 1 gái: Chu Minh Thư (2014). Đã ly hôn.


(*)

Cùng hợp táng với các ông: Thế Toại, Thế Nguyên, Thế Hưng còn có ông Thế Thúc. Theo như cuốn phả của ngành trưởng do ông Thế Khải chép lại: Ông Thế Thúc thuộc đời thứ 9, thụy Trực Nguyên, mất sớm không có con. Ngành trưởng không có ai là Thế Thúc. Nghiên cứu phả các ngành của chi Giáp thấy rằng: đời thứ IX có ông Thế Thực con cụ Thế Quán,  em ông Thế Huệ. Phả ngành thứ hai ghi: Ông Thế Thực thụy Trực Cơ mất lúc 28 tuổi, không vợ con, mất ngày 15 tháng 10. Không ghi mộ táng ở đâu. Hỏi ngành thứ hai thì cũng không biết mộ ông Thế Thực ở đâu cả.

Do đó hiện nay chưa rõ ông Thế Thúc là ai? Liệu đây có phải là mộ ông Thế Thực không?