Bản gốc chữ Hán
Phiên âm chữ Hán
Nhân bản hồ tổ, sở dĩ trọng phù di luân; gia chi hữu phả, sở dĩ minh phù thế thứ. Ngô tộc kỳ lai cửu hĩ. Cựu phả thất lạc, nguyên bản vị đắc kỳ tường. Tự Canh Dần niên (Minh Mạng thập nhất niên) bát đại tôn Tú tài Tốn Hiên công bồi thị. Hiển tổ Ngô công (tự Trọng Thích) thụy Phúc Thiện ư nhàn hạ chi thìn, công nhân lịch sổ tiên thế chi thụy hiệu thọ, mệnh chi đoản tu, dữ phù bình sinh chi sự trạng, lịch lịch khả khảo, nhưng trước tự Phúc Khánh công chí Phúc Thuật công, phàm ngũ thế biên thành gia phả thùy thị tương lai (Canh Dần niên Tốn Hiên công vị đăng đệ, công phụng soạn gia phả sự thanh, Tân Mão khoa thủy trúng). Tự hậu tử tôn phiên thịnh. phân vi lưỡng chi, trưởng chi tự Thuần Lương công, trước vị Giáp chi gia phả; thứ chi tự Phúc Thiện công, trước vị ất chi gia phả, tỷ tử tôn phụng thủ truyền chi vô cùng, dĩ vi vạn đại chi chiêm ngưỡng vân nhĩ.
Tự Đức nhị thập thất niên, tuế thứ Giáp Tuất thập nhất nguyệt đông chí hậu nhất nhật,
Bát Đại Tôn Trọng Tố bái tự.
Bản dịch
Người ta gốc ở tiên tổ, cốt trọng ở pháp thường. Nhà có gia phả là nhằm làm rõ thế thứ. Họ Ngô vốn dĩ đã lâu đời, gia phả cũ đã thất lạc. Nguyên bản chưa rõ thế nào. Từ năm Canh Dần, Minh Mệnh thứ 11 (năm 1830), cháu đời thứ tám, tú tài Tốn Hiên công kính bổ sung.
Cụ hiển tổ Ngô Công, tên chữ Trọng Thích, thụy Phúc Thiện nhân lúc rảnh rỗi, cụ nhân tên thụy, hiệu tiên tổ các đời trước, thọ mệnh các cụ, sửa lại chút ít, cùng với sự trạng lúc sinh thời lần lần có thể khảo xét được. Vốn dĩ từ cụ Phúc Khánh công đến cụ Phúc Thuật công gồm 5 đời, có ghi thành gia phả để cho đời sau. (Năm Canh Dần Cụ Tốn Hiên Công thi chưa đỗ, Cụ phụng soạn gia phả để mọi chuyện rõ ràng. Đến năm Tân Mão cụ thi đỗ). Sau này con cháu phồn thịnh chia làm hai chi. Chi trưởng từ cụ Thuần Lương công làm gia phả chi Giáp (chi trưởng). Chi thứ từ cụ Phúc Thiện công làm thành gia phả chi ất (chi thứ) giao cho con cháu giữ gìn, truyền mãi đến vô cùng để cho muôn đời sau chiêm ngưỡng vậy.
Cháu đời thứ tám Trọng Tố kính viết tựa.
Tháng 11, sau ngày Đông Chí năm Giáp Tuất – Năm Tự Đức 27 (1874)