video mạng phần cứng
Bìa và lời chú bản Gia phả họ Ngô Đáp Cầu do cụ NGÔ TRỌNG TỐ biên soạn năm 1877

Lịch sử hiển hách Lý Thường Kiệt dòng dõi Ngô Quyền

 Năm 1949,Hoàng Xuân Hãn cho xuất bản cuốn Lý Thường Kiệt,một công trình nghiên cứu nghiêm túc về đời sống và sự nghiệp của vị anh hùng dân tôc phá Tống,bình Chiêm giữa thế kỷ 11,mà tên tuổi gắn liền với bài thơ mở đầu bằng câu Nam quốc sơn hà Nam đế cư,coi như bản Tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của dân Việt đã hàng nghìn năm phải dương đầu với các lực lượng bành trướng ngoại xâm.

….

Gần đây,họ Ngô có cho in cuốn Lịch sử họ Ngô tổng hợp do Ngô Đức Thắng biên soạn(Hà Nội ,1991),tập hợp tương đối đầy đủ những tư liệu gia phả của họ này từ thủy tổ cho đến hiện tại.Theo sách này,đời thứ năm là Ngô Quyền (897-944),vị anh hùng dân tộc đã chiến thắng quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng (938),chấm dứt mười thế kỷ Bắc thuộc;con là Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập (đới 6)sinh Ngô Xương Xí (đời 7);Xương Xí có con trai thứ là Ngô Ích Vệ,Vệ sau theo Lý Công Uẩn mới lên ngôi vua,và được trao một chức quan võ nhỏ.Vua Lý thiên đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.Ích Vệ đưa cả gia đình đi theo,tới ở phường Khán Sơn.Vợ họ Hàn sinh hai con trai là Ngô Tuấn và Ngô Chương;Ngô Tuấn sau này được gọi la Lý Thường Kiệt,thuộc đời thứ chín,tức là cháu năm đời của Ngô Quyền(tr.29)Sách Lịch sử họ Ngô tổng hợp (viết tắt LSHN)đã dành gần 30 trang (tr.29-56) trình bày về đời sống và sự nghiệp Lý Thường Kiệt.Từ đó có thể rút ra mấy điểm đáng chú ý,bổ sung những điều hiện naychưa biết về vị anh hùng dân to6c5nay2 như sau(ngoài việc xác nhận Ông là cháu trực hệ năm đời của Ngô Quyền như đã nói ở trên):

1-Về gia đình riêng của Lý Thường Kiệt,sách chép:Theo phả cũ,vợ là Lý Thị Duy Mỹ,sinh Ngô Khảo Tích,Ngô Thị Duyên lương,Ngô Thị Mỹ Lương (tr.29).Ngô Khảo Tích sau làm trấn thủ Ái Châu,sinh Ngô Tịnh,Quốc sư Tăng thống viện (tr.56).(Tuy nhiên,sách cũng ghi có thuyết cho rằng ba người con trên không phải của Lý Thường Kiệt mà là của em là Ngô Chương tức Lý Thường Hiến)(tr.29).

2-Về đời sống của ông và sự tranh chấp quyền bính trong triều đình đương thời,sách cho nhiều chi tiết như:Lý Thường Kiệt có lần “tay không vào Động Man phủ dụ các chúa Mường” ở vùng Cẩm Thủy (Thanh Hóa),suýt bỏ mạng vì một mũi tên độc bắn lén,may được viên tùy tướng nhanh mắt gạt được mũi tên,viên tướng này đã hy sinh vì tên bắn trúng tay mình (tr.30);âm mưu của Thái bảo Nguyễn Châu trong phe Dương hậu sai Lý Quán bắn lén định giết Lý Thường Kiệt cả hai lần đều không thành (tr.36-37),v.v.

3-Đậc biệt sách ghi một thuyết về âm mưu Dương hậu định hại Ỷ Lan,sai một thị nữ đem bùa yểm chôn dấu vào phòng ngủ,rồi vu cho Ỷ Lan mưu hại tính mạng vua.Lý Thường Kiệt “được một hoạn hề”trong cung Dương Hậu phát giác,cho nên đã minh oan cho Ỷ Lan và kết tội Dương hậu (tr.36)

Sách LSHN có ưu điểm là đã ghi lại một cách trung thực nhiều thuyết khác nhau về một sự việc,như về gia đình riêng của Lý Thường Kiệt (sách cho biết theo một tài liệu khác,ông không có con),hoặc về sự tranh chấp quyền bính giữa thái hậu Thượng Dương và thái phi Ỷ Lan,v.v.

Nói chung,cuốn sách khổ lớn dày hơn 280 trang,cung cấp nhiều tư liệu quý về họ Ngô trong cả nước,một họ đã hiến cho dân tộc những người con ưu tú có sự nghiệp sáng chói trong lịch sử,những Ngô Quyền,Ngô Chân Lưu,Ngô Tuấn (tức Lý Thường Kiệt),Ngô Sĩ Liên,Ngô Thị Ngọc Giao,Ngô Thì Nhậm và gần đây,Ngô Đức Kế,Ngô Gia Tự,.v.v Đó là niềm tự hào của dòng họ và của cả đất nước.Chúng ta hoan nghênh họ Ngô,và tác giả Ngô Đức Thắng,năm nay hơn 80 tuổi,đã giành gần 20 năm trời cho công việc biên soạn cuốn sách.Mong sao các họ khác cũng theo gương họ Ngô,tập hợp được các gia phả của mọi chi phái,soạn thảo cuốn lịch sử tổng hợp của dòng họ,phục vụ việc giáo dục truyền thống không chỉ riêng cho gia tộc,mà còn chung cho cả nước…

Nên chăng các cơ quan sử học,bảo tàng hay lưu trữ sẽ tìm tới soạn giả cuốn sách để sưu tầm những tài liệu,chứng cứ gốc hoặc bản chính,hoặc bản sao chụp để làm phong phú thêm kho tàng sử liệu nước nhà?

***